Giải phẫu cơ quan thị giác


          Nhăn cầu bao gồm thành bọc ngoài và các phần đựng trong. Thành ngoài được cấu tạo bởi 3 lớp màng h́nh tṛn đồng tâm.
          - Màng ngoài hay màng thớ, gồm củng mạc và giác mạc.
          - Màng giữa hay màng cơ mạch, gồm màng mạch, thể mi và mống mắt.
          - Màng trong hay màng thần kinh, c̣n gọi là vơng mạc, gồm vơng mạc mống mắt thể mi và vơng mạc thị giác. Các phần đựng trong được gọi là các môi trường trong suốt của nhăn cầu. Bao gồm :
           + Thủy tinh thể hay nhân mắt, ở sau mống mắt
           + Thủy dịch chứa trong khoảng giữa giác mạc và thủy tinh thể.
           + Thể kính ở khoảng giữa thủy tinh thể và vơng mạc.
           2.1. Màng thớ (tunica fibrosa bulbi):
           Gồm có củng mạc và giác mạc.
           2.1.1. Củng mạc (sclera): C̣n gọi là ḷng trắng.
           - Kích thước và đặc điểm : Củng mạc là một màng chắc dày và rất cứng, tạo nên h́nh thể của nhăn cầu, chiếm 5/6 phía sau của màng thớ. Bề dày đo được khoảng 1 mm ở phía trước và sau, giảm đi ở phần giữa, chỉ c̣n khoảng 0,5 mm.
          - Mặt ngoài : Trơn nhẵn và trắng ở người trưởng thành, chuyển sang vàng nhạt ở người già và đỏ ở người nghiện rượu. Củng mạc có thể biến màu vàng thẫm hoặc màu nâu đỏ trong một số bệnh. Ở mặt này có:
            + Các chỗ bám của gân cơ vận nhăn.
            + Nhiều lỗ nhỏ để cho mạch máu và thần kinh nhăn cầu chui qua, các lỗ này phân bố ở phía sau, ở phần giữa gần mặt phẳng xích đạo và ở phần trước của củng mạc.
           + Các lỗ sau: là lỗ của dây thần kinh thị giác và các nhánh của động mạch và thần kinh mi.
          * Lỗ của dây thần kinh thị giác ở 3 mm phía trong và 1 mm phía dưới so với cực sau nhăn cầu. Lỗ sâu khoảng 1 mm, các thành lỗ vát h́nh nón cụt, đáy lớn đường kính 3 mm và đáy nhỏ (đỉnh) 1,5 mm. Lỗ thị giác của củng mạc không kín, phần sau hay trước của lỗ được bịt bởi mảnh sàng. Mảnh này được cấu tạo bởi những sợi đan chéo ở lớp sâu của củng mạc và giới hạn những lỗ nhỏ li ti cho các bó thần kinh thị giác đi qua.
          * Lỗ của động mạch và thần kinh mi với số lượng từ 15 - 20, tụ tập thành nhóm xung quanh lỗ thị giác.
           + Các lỗ vùng xích đạo : có 4 lỗ ở hơi sau xích đạo, các lỗ này cách nhau tương đối đều trên hai kinh tuyến tạo với kinh tuyến đứng ngang một góc 45 độ và có 4 tĩnh mạch xoắn đi qua.
           + Các lỗ trước : rất nhỏ, ở xung quanh giác mạc là nơi chui qua của động mạch và tĩnh mạch mi trước.
           - Mặt trong : nh́n vào trục của mắt, có màu nâu, v́ củng mạc được áp sát vào một lớp tổ chức trong và mờ, nhiều tế bào sắc tố, tạo nên lớp nông nhất của màng cơ mạch.
           - Cấu tạo:  củng mạc gồm có 3 lớp từ ngoài vào trong:
          + Lá trên củng mạc (lamina episcleralis) .
          + Chất riêng của củng mạc (substantia propria selerae)
          + Lá sắc tố củng mạc (lamina fusca sclerae).
Củng mạc liên tiếp ở phía trước với giác mạc.
  
 
   H́nh: Thiết đồ bổ dọc qua nhăn cầu 
1. Giác mạc
17. Khoang trên củng mạc
2. Tiền pḥng
18. Bao nhăn cầu (bao tenon)
3. Hậu pḥng
19. Củng mạc
4. Góc tiền pḥng
20. Khoang trên màng mạch
5. Các mỏm mi
21. Màng mạch
6. Kếtmạc
22. Phần thị giác (nh́n thấy) của vơng mạc
7. Ṿng thắt
23. Gân cơ thẳng ngoài
8. Gân cơ thẳng trong
24. Phần thể mi của vơng mạc
9. Thể thủy tinh
25. Thể mi và cơ mi
10. Ống thủy tinh
26. Đường viền thị giác
11. Mảnh sành của củng mạc
27. Xoang TM củng mạc (ống stenon)
12. Thần kinh thị giác
28. Các sợi của ṿng mi (dây treo thấu kính)
13. ĐM và TM trung tâm thị giác
29. Mống mắt
14. Khoang gian bào
30. Thấu kính
15. Bao ngoài TK thị giác
31. Bao thấu kính
16. Lơm trung tâm trong điểm vàng


           2.1.2. Giác mạc (cornea)
           - Vị trí: Giác mạc nằm ở phía trước củng mạc, tạo nên phần trước của màng thớ, hơi nhô ra khỏi ổ mắt.
          - H́nh thể ngoài: H́nh tṛn, hoàn toàn trong suốt, là một phần (1/6) h́nh cầu có bán kính nhỏ hơn so với củng mạc. Do vậy nó lồi ra phía trước nhăn cầu.
          Cả hai mặt trước và sau đều nhẵn và sáng, mặt trước cong lồi, chỗ cao nhất là đỉnh giác mạc (vertex cornealis) và mặt sau cong lơm. Độ cong của hai mặt không phải bao giờ cũng đều và những chỗ không đều có thể là nguyên nhân của tật loạn thị.
           - Sự nối tiếp củng - giác mạc. kích thước giác mạc: Giác mạc nối tiếp với củng mạc ở lớp nông của nó. Tuy nhiên mặt trước giác mạc nhỏ hơn mặt sau và vùng ŕa giác mạc, uốn cong ở trên và ở dưới hơn ở các góc nên mặt trước của giác mạc có h́nh ellip: đường kính ngang 12mm, đường kính dọc 11mm; mặt sau của giác mạc có h́nh tṛn đường kính 13mm.
          Bề dầy của giác mạc ở vùng ŕa là 1 mm, giảm dần về phía trung tâm và ở đó là 0,8 mm.
          - Cấu tạo. Gồm có 5 lớp:
          + Thượng mô giác mạc (epithelium anterius corneae)
          + Lá giới hạn trước (lamina limitans anterior)
          + Chất riêng của giác mạc (substantia propria corneae)
          + Lá giới hạn sau (lamina limitans posterior)
          + Nội mô tiền pḥng (iorendothelium camerae anteris)
          - Ŕa củng - giác mạc. Các bó của hệ bè và ống Schlemm : vùng ŕa củng giác mạc là một vùng có cấu trúc đặc biệt ở đó giác mạc, củng mạc và màng cơ mạch nối tiếp với nhau tại vùng ngoại vi của giác mạc. Ở phần sâu của vùng này có một mạng lưới các bó sợi liên kết chun giăn, tách xa nhau gọi là dây chằng lược (lig. pectinea) hay hệ bè. Hệ thống này,  nh́n trên thiết đồ đứng dọc có h́nh tam giác. Đỉnh tam giác liên tiếp với các lớp sâu của giác mạc. Ba cạnh : cạnh ngoài hoặc ngoại vi hợp vào với tổ chức củng mạc; cạnh trong hoặc trung tâm nh́n vào trục của mắt liên quan với buồng trước nhăn cầu; cạnh sau liên tiếp với cơ mi và ngoại vi mống mắt.
          Các bè nối tiếp nhau, giới hạn lên các mắt lưới thông với buồng trước nhăn cầu.
          Ở phía trước các bó thuộc hệ bè có một ống tĩnh mạch bao quanh giác mạc, gọi là ống Schlemm hay xoang tĩnh mạch củng mạc (sinus venosus selerae). Ống này dẹt từ trước ra sau và liên quan với hệ bè phân chia buồng trước của mắt. Thủy dịch đổ theo các mắt lưới giới hạn những bó của hệ bè để vào các lỗ quanh mạch bao quanh ống Schlemm và các tĩnh mạch mi trước.

          2.1.3. Mạch máu và thần kinh màng thớ
          - Mạch máu
          + Giác mạc không có mạch máu và bạch huyết
          + Các động mạch của củng mạc đến từ động mạch mi ngắn sau và các động mạch mi ngắn trước.
          + Các tĩnh mạch của củng mạc đổ vào tĩnh mạch mạch mạc ở phía sau và tĩnh mạch mi trước ở phía trước.
          + Các mạch bạch huyết không có ở củng mạc và giác mạc.
-Thần kinh
 Các nhánh thần kinh của củng mạc và giác mạc xuất phát từ các dây thần kinh mi là nhánh bên của dây thần kinh mũi. Dây này là một trong các nhánh tận của dây thần kinh mắt, nhánh dây thần kinh tam thoa (dây V).
           V́ vậy, khi viêm củng mạc các kích thích đau dẫn truyền theo các nhánh dây thần kinh mi gây cảm giác đau nhức mắt.
  
   H́nh: Thiết đồ qua thể mi và mống mắt 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét