Quang học của mắt

Về mặt quang học, mắt hoạt động như một máy chụp hình, vì nó có một hệ thống thấu kính, một hệ thống có thể điều chỉnh lượng ánh sáng ra vào và võng mạc tương đương với phim.

1. Sự khúc xạ ánh sáng
   Khi đi từ môi trường này sang môi trường khác có tỉ trọng khác nhau, tia sáng sẽ bị lệch đi, trừ phi chúng đến thẳng góc với bề mặt tiếp giáp giữa hai môi trường. Sự lệch đi của tia sáng so với hướng ban đầu là hiện tượng khúc xạ. Tia sáng khi đi vào mắt sẽ bị khúc xạ tại bốn bề mặt tiếp giáp: (1) giữa không khí và mặt trước giác mạc; (2) giữa mặt sau giác mạc và thủy dịch; (3) giữa thủy dịch và mặt trước thể thủy tinh; (4) giữa mặt sau thể thủy tinh và dịch kính. Nếu gộp chung lại thành một thấu kính duy nhất, thì thấu kính này có khả năng khúc xạ là 59 đi-ốp, với điểm trung tâm cách xa võng mạc 17 mm.

Sự khúc xạ ánh sáng tùy thuộc vào:
–   Đặc tính của các tia sáng khi tiếp xúc với thấu kính: nếu cách xa thấu kính từ 6 mét trở lên thì là các tia sáng song song, nếu cách xa thấu kính dưới 6 mét thì là các tia sáng phân kỳ.
–   Đặc tính thấu kính: các tia sáng đi qua thấu kính hội tụ sẽ hội tụ tại một điểm phía sau thấu kính gọi là tiêu điểm; các tia sáng đi qua thấu kính phân kỳ sẽ bị phân tán ra.
Với cùng một thấu kính hội tụ các tia sáng phân kỳ sẽ hội tụ tại một tiêu điểm cách xa thấu kính hơn là các tia sáng song song. Chỉ số khúc xạ của thấu kính càng lớn thì tiêu điểm càng gần thấu kính hơn.

2. Cơ chế điều tiết
   Thể thủy tinh được cấu tạo bởi các sợi protein trong suốt, bao bọc trong một cái vỏ chun giãn. Khi nhìn xa, cơ thể mi giãn, các dây chằng treo thể thủy tinh ở trạng thái căng, thể thủy tinh hình dẹt; các tia song song hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn gần các tia sáng trở nên phân kỳ; nếu thể thủy tinh vẫn dẹt, các tia sáng sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc, hình ảnh sẽ bị mờ. Để các tia này vẫn hội tụ trên võng mạc, cơ thể mi phải co lại để các dây chằng chùng xuống, thể thủy tinh phồng lên và tăng thêm độ khúc xạ. Khả năng tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh được gọi là sự điều tiết. Vì cơ thể mi chỉ có thể co đến một giới hạn nào đó, nên sự điều tiết tối đa vào khoảng 12 đi-ốp, và quá giới hạn đó hình ảnh sẽ bị mờ. Càng lớn tuổi khả năng điều tiết càng kém, do hiện tượng thoái hóa protein của thể thủy tinh, làm cho các sợi bớt chun giãn. Đó là hiện tượng lão thị, bắt đầu vào khoảng 40-45 tuổi.

3. Sự thay đổi đường kính đồng tử
   Đường kính đồng tử có thể thay đổi từ 1.5 milimét đến 8 milimét. Sự thay đổi này nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt: trong tối đồng tử giãn ra và trong sáng đồng tử co lại.
Sự thay đổi đường kính con ngươi còn ảnh hưởng lên chiều sâu hội tụ của mắt. Hình 50.6 cho thấy hai mắt hoàn toàn giống nhau nhưng mắt A có đồng tử thu nhỏ còn mắt B có đồng tử nở lớn.
Đặt hai điểm sáng phía trước hai mắt. Các tia sáng được hội tụ trên võng mạc nên ở cả hai mắt đều thấy rõ hai điểm sáng. Nhưng nếu võng mạc bị chệch ra trước hay phía sau của mặt phẳng hội tụ thì tình hình sẽ khác nhau ở hai mắt. Ở mắt A, kích thước của mỗi điểm sáng không thay đổi nhiều, trong khi ở mắt B kích thước của mỗi điểm sáng tăng lên nhiều, thành một vòng tròn mờ. Hệ thống thấu kính của mắt A được xem là có chiều sâu hội tụ tốt hơn mắt B. Chiều sâu hội tụ càng lớn thì võng mạc có bị chệch đi khỏi mặt phẳng hội tụ hình ảnh vẫn rõ. Chiều sâu hội tụ lớn nhất, khi đường kính đồng tử nhỏ nhất vì khi đó các tia sáng đi qua trung tâm của thể thủy tinh nên ít bị khúc xạ hơn.

4. Sự thành lập hình ảnh trên võng mạc
   Trung tâm quang học của mắt là điểm nút, nằm ở giao điểm của 1/3 giữa và 1/3 sau của thể thủy tinh. Các tia sáng khi đi qua điểm nút không bị khúc xạ.
Góc ANB được gọi là góc thị giác, bình thường bằng một phút, nếu hình ảnh trên võng mạc có kích thước là 0.004 milimét. Hình ảnh này bị đảo ngược so với vật quan sát, nhưng vỏ não đã “quen” nhìn hình ảnh theo kiểu đảo ngược này.

5. Thị lực
    Thị lực là khả năng nhận thức khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đối tượng trong không gian, cho phép phân biệt hai điểm riêng rẽ của một vật, hay thấy được một lỗ hổng nhỏ nhất trong một ảnh liền. Thị lực cao nhất ở lõm trung tâm của điểm vàng. Để thử thị lực người ta dùng những chữ cái, chữ số hoặc vòng hở. Bề dày của các vạch và các kẽ hở đã được tính sao cho chúng được nhìn dưới góc thị giác bằng năm phút. Người được đo thị lực đứng cách xa bảng chữ khoảng 6 mét. Nếu người đó có thể đọc được các chữ cần phải đọc thì thị lực là 1. Nếu phải đứng gần hơn hoặc phải đứng xa hơn so với người bình thường thì thị lực (TL) được tính bằng tỉ số:
TL = khoảng cách để người đo đọc được / khoảng cách để người bình thường đọc được.    

Giải phẫu cơ quan thị giác


          Nhăn cầu bao gồm thành bọc ngoài và các phần đựng trong. Thành ngoài được cấu tạo bởi 3 lớp màng h́nh tṛn đồng tâm.
          - Màng ngoài hay màng thớ, gồm củng mạc và giác mạc.
          - Màng giữa hay màng cơ mạch, gồm màng mạch, thể mi và mống mắt.
          - Màng trong hay màng thần kinh, c̣n gọi là vơng mạc, gồm vơng mạc mống mắt thể mi và vơng mạc thị giác. Các phần đựng trong được gọi là các môi trường trong suốt của nhăn cầu. Bao gồm :
           + Thủy tinh thể hay nhân mắt, ở sau mống mắt
           + Thủy dịch chứa trong khoảng giữa giác mạc và thủy tinh thể.
           + Thể kính ở khoảng giữa thủy tinh thể và vơng mạc.
           2.1. Màng thớ (tunica fibrosa bulbi):
           Gồm có củng mạc và giác mạc.
           2.1.1. Củng mạc (sclera): C̣n gọi là ḷng trắng.
           - Kích thước và đặc điểm : Củng mạc là một màng chắc dày và rất cứng, tạo nên h́nh thể của nhăn cầu, chiếm 5/6 phía sau của màng thớ. Bề dày đo được khoảng 1 mm ở phía trước và sau, giảm đi ở phần giữa, chỉ c̣n khoảng 0,5 mm.
          - Mặt ngoài : Trơn nhẵn và trắng ở người trưởng thành, chuyển sang vàng nhạt ở người già và đỏ ở người nghiện rượu. Củng mạc có thể biến màu vàng thẫm hoặc màu nâu đỏ trong một số bệnh. Ở mặt này có:
            + Các chỗ bám của gân cơ vận nhăn.
            + Nhiều lỗ nhỏ để cho mạch máu và thần kinh nhăn cầu chui qua, các lỗ này phân bố ở phía sau, ở phần giữa gần mặt phẳng xích đạo và ở phần trước của củng mạc.
           + Các lỗ sau: là lỗ của dây thần kinh thị giác và các nhánh của động mạch và thần kinh mi.
          * Lỗ của dây thần kinh thị giác ở 3 mm phía trong và 1 mm phía dưới so với cực sau nhăn cầu. Lỗ sâu khoảng 1 mm, các thành lỗ vát h́nh nón cụt, đáy lớn đường kính 3 mm và đáy nhỏ (đỉnh) 1,5 mm. Lỗ thị giác của củng mạc không kín, phần sau hay trước của lỗ được bịt bởi mảnh sàng. Mảnh này được cấu tạo bởi những sợi đan chéo ở lớp sâu của củng mạc và giới hạn những lỗ nhỏ li ti cho các bó thần kinh thị giác đi qua.
          * Lỗ của động mạch và thần kinh mi với số lượng từ 15 - 20, tụ tập thành nhóm xung quanh lỗ thị giác.
           + Các lỗ vùng xích đạo : có 4 lỗ ở hơi sau xích đạo, các lỗ này cách nhau tương đối đều trên hai kinh tuyến tạo với kinh tuyến đứng ngang một góc 45 độ và có 4 tĩnh mạch xoắn đi qua.
           + Các lỗ trước : rất nhỏ, ở xung quanh giác mạc là nơi chui qua của động mạch và tĩnh mạch mi trước.
           - Mặt trong : nh́n vào trục của mắt, có màu nâu, v́ củng mạc được áp sát vào một lớp tổ chức trong và mờ, nhiều tế bào sắc tố, tạo nên lớp nông nhất của màng cơ mạch.
           - Cấu tạo:  củng mạc gồm có 3 lớp từ ngoài vào trong:
          + Lá trên củng mạc (lamina episcleralis) .
          + Chất riêng của củng mạc (substantia propria selerae)
          + Lá sắc tố củng mạc (lamina fusca sclerae).
Củng mạc liên tiếp ở phía trước với giác mạc.
  
 
   H́nh: Thiết đồ bổ dọc qua nhăn cầu 
1. Giác mạc
17. Khoang trên củng mạc
2. Tiền pḥng
18. Bao nhăn cầu (bao tenon)
3. Hậu pḥng
19. Củng mạc
4. Góc tiền pḥng
20. Khoang trên màng mạch
5. Các mỏm mi
21. Màng mạch
6. Kếtmạc
22. Phần thị giác (nh́n thấy) của vơng mạc
7. Ṿng thắt
23. Gân cơ thẳng ngoài
8. Gân cơ thẳng trong
24. Phần thể mi của vơng mạc
9. Thể thủy tinh
25. Thể mi và cơ mi
10. Ống thủy tinh
26. Đường viền thị giác
11. Mảnh sành của củng mạc
27. Xoang TM củng mạc (ống stenon)
12. Thần kinh thị giác
28. Các sợi của ṿng mi (dây treo thấu kính)
13. ĐM và TM trung tâm thị giác
29. Mống mắt
14. Khoang gian bào
30. Thấu kính
15. Bao ngoài TK thị giác
31. Bao thấu kính
16. Lơm trung tâm trong điểm vàng


           2.1.2. Giác mạc (cornea)
           - Vị trí: Giác mạc nằm ở phía trước củng mạc, tạo nên phần trước của màng thớ, hơi nhô ra khỏi ổ mắt.
          - H́nh thể ngoài: H́nh tṛn, hoàn toàn trong suốt, là một phần (1/6) h́nh cầu có bán kính nhỏ hơn so với củng mạc. Do vậy nó lồi ra phía trước nhăn cầu.
          Cả hai mặt trước và sau đều nhẵn và sáng, mặt trước cong lồi, chỗ cao nhất là đỉnh giác mạc (vertex cornealis) và mặt sau cong lơm. Độ cong của hai mặt không phải bao giờ cũng đều và những chỗ không đều có thể là nguyên nhân của tật loạn thị.
           - Sự nối tiếp củng - giác mạc. kích thước giác mạc: Giác mạc nối tiếp với củng mạc ở lớp nông của nó. Tuy nhiên mặt trước giác mạc nhỏ hơn mặt sau và vùng ŕa giác mạc, uốn cong ở trên và ở dưới hơn ở các góc nên mặt trước của giác mạc có h́nh ellip: đường kính ngang 12mm, đường kính dọc 11mm; mặt sau của giác mạc có h́nh tṛn đường kính 13mm.
          Bề dầy của giác mạc ở vùng ŕa là 1 mm, giảm dần về phía trung tâm và ở đó là 0,8 mm.
          - Cấu tạo. Gồm có 5 lớp:
          + Thượng mô giác mạc (epithelium anterius corneae)
          + Lá giới hạn trước (lamina limitans anterior)
          + Chất riêng của giác mạc (substantia propria corneae)
          + Lá giới hạn sau (lamina limitans posterior)
          + Nội mô tiền pḥng (iorendothelium camerae anteris)
          - Ŕa củng - giác mạc. Các bó của hệ bè và ống Schlemm : vùng ŕa củng giác mạc là một vùng có cấu trúc đặc biệt ở đó giác mạc, củng mạc và màng cơ mạch nối tiếp với nhau tại vùng ngoại vi của giác mạc. Ở phần sâu của vùng này có một mạng lưới các bó sợi liên kết chun giăn, tách xa nhau gọi là dây chằng lược (lig. pectinea) hay hệ bè. Hệ thống này,  nh́n trên thiết đồ đứng dọc có h́nh tam giác. Đỉnh tam giác liên tiếp với các lớp sâu của giác mạc. Ba cạnh : cạnh ngoài hoặc ngoại vi hợp vào với tổ chức củng mạc; cạnh trong hoặc trung tâm nh́n vào trục của mắt liên quan với buồng trước nhăn cầu; cạnh sau liên tiếp với cơ mi và ngoại vi mống mắt.
          Các bè nối tiếp nhau, giới hạn lên các mắt lưới thông với buồng trước nhăn cầu.
          Ở phía trước các bó thuộc hệ bè có một ống tĩnh mạch bao quanh giác mạc, gọi là ống Schlemm hay xoang tĩnh mạch củng mạc (sinus venosus selerae). Ống này dẹt từ trước ra sau và liên quan với hệ bè phân chia buồng trước của mắt. Thủy dịch đổ theo các mắt lưới giới hạn những bó của hệ bè để vào các lỗ quanh mạch bao quanh ống Schlemm và các tĩnh mạch mi trước.

          2.1.3. Mạch máu và thần kinh màng thớ
          - Mạch máu
          + Giác mạc không có mạch máu và bạch huyết
          + Các động mạch của củng mạc đến từ động mạch mi ngắn sau và các động mạch mi ngắn trước.
          + Các tĩnh mạch của củng mạc đổ vào tĩnh mạch mạch mạc ở phía sau và tĩnh mạch mi trước ở phía trước.
          + Các mạch bạch huyết không có ở củng mạc và giác mạc.
-Thần kinh
 Các nhánh thần kinh của củng mạc và giác mạc xuất phát từ các dây thần kinh mi là nhánh bên của dây thần kinh mũi. Dây này là một trong các nhánh tận của dây thần kinh mắt, nhánh dây thần kinh tam thoa (dây V).
           V́ vậy, khi viêm củng mạc các kích thích đau dẫn truyền theo các nhánh dây thần kinh mi gây cảm giác đau nhức mắt.
  
   H́nh: Thiết đồ qua thể mi và mống mắt 

Cấu tạo của mắt

1. Cấu trúc của mắt
Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp.
Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó.
Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:

  • Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc.
  • Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.
  • Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.
  • Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
  • Là hệ thống thu nhận và “mã hoá” thông tin cho đại não.
  • Là một cơ quan chức năng, “phục vụ” cho sự sống con người.
  • cau-truc-cua-mat-3
  • Thể thủy tinh: giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Nó được treo bởi các dây chằng tròn với cơ thể mi. Giữa giác mạc và thể thủy tinh là thủy dịch, giữa thể thủy tinh và võng mạc là dịch kính. Cả hai chất dịch này giữ cho mắt không bị xẹp.
  • Tiền phòng và hậu phòng: Chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt được gọi là tiền phòng, đối lại chỗ hõm đóng kín quanh sau mống mắt và phần thắt ngang thủy tinh thể (thấu kính mắt) được gọi là hậu phòng. Cả hai phòng đều chứa đầy thủy dịch.
  • Con ngươi (đồng tử): là lỗ tròn giữa màng mống mắt. Phần lớn nhất của hõm sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (corpus vitreum). Cái băng đỡ thủy tinh thể được gọi là vùng bè (mi) (zonula ciliaris zinni) căng ra giữa màng ngang thủy tinh thể và thân bè (corpus ciliare).
  • Các cơ của mắt: cũng tham gia vào một số chức năng của mắt. Các cơ mống mắt giúp điều chỉnh đường kính đồng tử. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Các cơ ngoài mắt điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.


Chức năng cơ bản của mắt:
  • cau-truc-cua-mat-2


Giác mạc, tiền phòng, con ngươi, thủy tinh thể (thấu kính) và dịch kính có chức năng cho xuyên qua và phản chiếu tia sáng, vì vậy chúng được gọi là môi trường xuyên ánh sáng. Võng mạc và thần kinh mắt tuần tự là những bộ phận tiếp nhận và truyền dẫn xung động ánh sáng. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng điểm (macula lutea) có chức năng nhạy cảm nhất.
cau-truc-cua-mat-4
2. Cấu trúc võng mạc
     Võng mạc được cấu tạo bởi mười lớp. Lớp ngoài cùng chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có vai trò ngăn cản sự phản chiếu ánh sáng trong toàn nhãn cầu, sẽ khiến cho hình ảnh sẽ bị mờ. Vitamin A rất cần thiết để thành lập quang sắc tố.
Võng mạc là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt, chứa các tế bào đặc biệt, có thể gọi là tế bào “nhận ảnh” (chúng nhạy với ánh sáng) và các tế bào thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại: hình dẹt và hình que dài. Chúng có chức năng chuyển quang năng thành điện năng cho hệ dây thần kinh, ở đây phản ứng hoá xảy ra.
     Các tế bào que dài rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp cho tầm nhìn được xa hơn .Các tế bào nhận ảnh hình dẹt thì ngược lại cần nhiều ánh sáng, nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật ta nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau. Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
     Võng mạc tiếp giáp với lớp mao dẫn của mắt, nhưng nhiều chỗ độ tiếp giáp yếu. Khi võng mạc bị bệnh thì độ tiếp giáp càng yếu đi.